Nghi lễ cầu siêu là gì?
Lễ cầu siêu là gì? Theo quan niệm thông thường trong thế gian, cầu siêu là siêu thoát, tức là dùng phương thức nào đó giúp cho vong linh của người đã khuất được siêu thoát khỏi các cảnh giới khổ đau. Cầu cho vong linh siêu thoát về đâu còn phụ thuộc vào tín ngưỡng và mục đích của người cầu nguyện.
Đối với Phật pháp, nghi lễ cầu siêu phụ thuộc vào tâm linh và phương thức siêu độ. Cảnh giới siêu thoát lý tưởng là niệm Phật nguyện cho vong nhân sanh về miền Cực lạc. Do vậy, nhận thức về ý nghĩa sống chết giúp chúng ta có chánh kiến trong tu học và hiểu thêm về quan niệm cầu siêu.
Nguồn gốc của nghi thức cầu siêu
Bất cứ ai là Phật tử đều đã nghe về gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên. Trong Kinh kể rằng, vì muốn báo hiếu cha mẹ, Ngài đã dùng thần thông để soi khắp các cõi Trời, soi khắp các tầng địa ngục để tìm cha mẹ mình. Nhờ có thần thông, biết mẹ mình đang đoạ lạc, nên Ngài đến cầu xin Đức Phật tìm cách giúp Ngài cứu mẹ.
Đức Phật dạy rằng, nhân dịp chư Tăng sau ba tháng an cư, tinh tiến tu tập ba phần giới, định, tuệ, tích lũy đầy đủ công đức, nên cúng dường với tâm bình đẳng, thanh tịnh để chư Tăng chú nguyện vào phẩm vật cúng dường. Đức Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy và cứu được mẹ thoát tội địa ngục.
Kể từ đó bắt đầu hình thành nghi thức cầu siêu. Các Phật tử có lòng hiếu thảo, noi theo tấm gương Đại Hiếu Mục Kiền Liên và theo lời chỉ dạy của Đức Phật, có thể nguyện cầu cứu khổ cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình. Chúng ta không có thần thông, không thể biết giờ này ông bà cha mẹ, tổ tiên của chúng ta còn lưu lạc nơi đâu. Những người lúc sống biết tu tập thì được sinh về cõi Tịnh Độ, nếu làm nhiều việc thiện tạo phúc thì sinh lên cõi Trời. Còn nếu lúc sống phạm nghiệp sát sinh, vọng ngữ, uống rượu, trộm cắp v.v…thì khó có thể tránh khỏi đọa vào các cõi thấp như địa ngục, ngã quỷ, súc sinh.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC ĐẠI LỄ CẦU SIÊU TẠI VỊ XUYÊN, HÀ GIANG:
Để tưởng niệm tri ân anh linh các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên chiến trường mặt trận Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; đồng thời giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu nước để góp phần xây dựng Hà Giang thịnh vượng, phát triển. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch tổ chức Đại lễ cầu siêu tưởng niệm, tri ân anh linh các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể quần chúng nhân dân về truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ, tôn kính và tri ân sâu sắc đến anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Qua đó góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin của Tăng Ni, Phật tử và quần chúng nhân dân vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.
- Việc tổ chức thực hiện Đại lễ cầu siêu tưởng niệm, tri ân anh linh các anh hùng liệt sĩ đảm bảo trang nghiêm, chu đáo, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam.
II. Thành lập Ban tổ chức và Tiểu ban
1. Chứng minh Đại lễ: Hòa thượng Tiến sĩ Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Giang.
2. Ban Tổ chức:
- Trưởng ban: Đại đức Tiến sĩ Thích Nguyên Toàn, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Giang.
- Phó Trưởng ban:
+ Đại đức Thích Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự;
+ Đại đức Thích Thanh Phúc, Phó Trưởng ban Trị sự;
+ Đại đức Thích Đức Nguyên Long, Phó Trưởng ban Trị sự;
+ Đại đức Thích Đức Trung, Phó Trưởng ban Trị sự.
3. Trưởng Các Tiểu ban:
- Tiểu ban Tổ chức: Đại đức Thích Nguyên Toàn.
- Tiểu ban Trần thiết và Từ thiện xã hội: Đại đức Thích Thanh Lâm.
- Tiểu ban Nghi lễ: Đại đức Thích Thanh Phúc.
- Tiểu ban Nội dung: Đại đức Thích Nguyên Long.
- Tiểu ban Hậu cần, Y tế: Đại đức Thích Đức Trung.
- Tiểu ban An ninh: Đại đức Thích Tục Ân.
- Tiểu ban Lễ tân: Đại đức Thích Đức Minh.
- Tiểu ban Âm thanh, ánh sáng: Đại đức Thích Thanh An, Thích Đức Chính.
- Tiểu ban Kinh tế: ĐĐ Thích Đức Nhân, Thích Hữu Lịch, Phật tử Tuệ Tâm.
- Tiểu ban Vệ sinh: Đại đức Thích Nguyên Trực.
- Tiểu ban Thư ký: Đại đức Thích Đức An.
- Tiểu ban Trang trí khánh tiết: Đại đức Thích Tâm Không.
- Tiểu ban Hướng dẫn Phật tử: Ni sư Thích Đàm Tuyến, Sc Thích Diệu Ân.
III. Thời gian, Địa điểm, Nội dung và Thành phần tham dự:
1. Thời gian: Đại lễ Cầu siêu tưởng niệm, tri ân anh linh các Anh hùng liệt sỹ được tổ chức vào ngày 07 tháng 7 năm 2024 (Tức ngày 02/6/Giáp Thìn).
2. Địa điểm: Tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, (Km 18, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
3. Nội dung: Nghi lễ hành chính và nghi lễ tâm linh theo truyền thống của Phật giáo Việt Nam.
3.1. Nghi lễ tâm linh
- 14h00p - 17h00p: Khóa lễ cúng Tiếp linh, Triệu linh, cúng Phật, cúng chúc thực, Tụng kinh niệm Phật cầu siêu tưởng niệm tri ân các anh linh Anh hùng Liệt sỹ cầu Quốc thái dân an.
3.2. Nghi lễ hành chính
- 18h00p: Đón tiếp Chư Tôn đức Tăng Ni, Đại biểu khách mời, đồng bào nhân dân Phật tử.
- 19h00p:
+ Đại biểu quang lâm lễ đường;
+ Niệm Phật cầu gia hộ;
+ Chào Quốc kỳ, Đạo kỳ;
+ Phút mặc niệm, Nhập từ bi quán;
+ Tuyên bố lý do thông qua chương trình, giới thiệu thành phần tham dự;
+ Diễn văn tưởng niệm khai mạc của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh;
+ Dâng hoa tri ân tưởng niệm của đại diện Giáo hội và đại biểu khách mời;
+ Đại diện UBND tỉnh phát biểu;
+ Tặng quà thân nhân gia đình Liệt sỹ;
+ Đại diện Phật tử, thân nhân gia đình Liệt sỹ dâng lời tri ân;
+ Đạo từ của Chư Tôn đức Chứng minh;
+ Cảm tạ, bế mạc.
- 20h40p: Dâng hương, vòng hoa trước Đài tưởng niệm.
- 21h00p: Thắp nến tri ân.
4. Thành phần và đại biểu tham dự:
- Đại biểu Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Đại biểu Bộ ban ngành Trung ương.
- Đại biểu trên địa bàn tỉnh Hà Giang: Tỉnh ủy Hà Giang, HĐND, UBND, UB MTTQ, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh.
- Lãnh đạo UBND huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
- Chư Tôn đức Tăng Ni Ban Trị sự GHPGVN tỉnh; Ban Liên lạc Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên; thân nhân, đồng đội, gia đình liệt sỹ, Phật tử, nhân dân trên địa bàn tỉnh và khách thập phương; các cơ quan thông tấn Báo chí tham dự và đưa tin.
Dự kiến số đại biểu tham dư: khoảng 500 Đại biểu.
5. Kinh phí thực hiện:
Phật tử Lâm Thị Thuý, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty MBLand (Địa chỉ: tầng 4 tháp A toà nhà Keangnam, khu E6 Đô thị mới Cầu Giấy, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) thành tâm cúng dàng.
BP Truyền thông Marketing